
Vài năm trở lại đây chương trình đầu tư định cư Thổ Nhĩ Kỳ trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Là đất nước mệnh danh là Quốc gia kim cương, Thổ Nhĩ Kỳ có một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, nằm ở giao lộ ngã tư giữa Châu Âu và Châu Á (giữa các cường quốc như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi). Thổ Nhĩ Kỳ cũng góp mặt trong những nền kinh tế mới nổi, thành viên của Liên Hiệp Quốc, Nato, thành viên sáng lập của G20.
Lịch Sử
Sau nhiều năm suy tàn, Đế chế Ottoman tham gia Thế chiến thứ nhất với tư cách đồng minh của Đức năm 1914, hoàn toàn bị đánh bại và bị chiếm đóng. Các cường quốc phương Tây tìm cách chia nhỏ đế chế này thông qua Hiệp ước về Cách đối xử (xem Sự trỗi dậy của Chủ nghĩa quốc gia thời Đế chế Ottoman). Với sự hỗ trợ của Đồng Minh, Hy Lạp chiếm İzmir theo quy định trong Hiệp ước.
Ngày 19 tháng 5 năm 1919 sự kiện này đã thúc đẩy sự hình thành một phong trào quốc gia dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal Pasha, một chỉ huy quân sự, người đã trở nên nổi tiếng từ Chiến dịch Gallipoli. Kemal Pasha tìm cách huỷ bỏ các điều khoản trong hiệp ước do vua Mehmed VI đã ký tại Istanbul, hành động này đã huy động được mọi thành phần hưởng ứng trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào cái sẽ trở thành Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Kurtuluş Savaşı).
Tới ngày 18 tháng 12 năm 1922 quân đội chiếm đóng phải rút lui và đất nước được giải phóng. Ngày 1 tháng 11 năm 1922 Đại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chính thức bãi bỏ chức danh vua Thổ, và cũng chấm dứt luôn 631 năm cai trị Ottoman.
Năm 1923 Hiệp ước Lausanne công nhận chủ quyền của nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ mới, Kemal được Quốc Hội trao tên tôn kính Atatürk (nghĩa “Cha của người Thổ”) và sẽ trở thành Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hoà. Atatürk tiến hành nhiều cuộc cải cách sâu rộng với mục tiêu hiện đại hoá đất nước và loại bỏ những tàn tích cũ từ quá khứ Ottoman.
Thổ Nhĩ Kỳ tham gia Thế chiến thứ hai cùng với Đồng Minh ở giai đoạn cuối của cuộc chiến và trở thành một thành viên Liên Hiệp Quốc. Những khó khăn mà Hy Lạp phải đối đầu trong việc dẹp yên một cuộc nổi dậy cộng sản và yêu cầu của Liên bang Xô viết về việc thành lập các căn cứ quân sự ở Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ khiến Hoa Kỳ phải tuyên bố Học thuyết Truman năm 1947.
Văn Hoá
Con Người Thổ Nhĩ Kỳ quan niệm rằng “lời chào dài ngắn phụ thuộc vào khách khi họ đến, còn khi ra về thì do chủ nhà”. Theo văn hóa của quốc gia này là đón chào khách đến nhà là một vinh dự lớn, chủ nhà sẽ không để vị khách của mình rời đi một cách dễ dàng. Một buổi viếng thăm vào buổi tối sẽ có trà, kẹo, và khi các đĩa hoa quả được mang ra là dấu hiệu cho khách biết để nói lời ra về. Tuy nhiên quá trình nói tạm biệt diễn ra khá dài trước khi chúng ta thật sự bước chân ra khỏi nhà chủ.
Mở đầu cho lời tạm biệt là khi chúng ta nói “Yavaş yavaş kalkalım”, trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là từ từ đứng dậy ra về nào. Tiếp sau chủ nhà sẽ đáp lại “nhưng chúng ta đang nói chuyện rất vui vẻ” hoặc “còn sớm, hãy ngồi thêm lúc nữa”. Sau những lời đối đáp lịch thiệp, chủ nhà chỉ ra cửa cho chúng ta, nơi giày dép được xếp một cách gọn gàng để khách mang vào. Tiếp đó, khách và chủ trao cho nhau những nụ hôn tạm biệt lên má và hứa hẹn lần gặp mặt tới, cũng như lời xin lỗi vì các sai sót trong lần đón tiếp này.
Nếu chủ nhà không gặp lại vị khách đó trong một thời gian dài vì đi xa, chủ nhà sẽ nói “Su gibi git, su gibi gel” – nghĩa là đi và trở về sẽ nhanh như nước. Đồng thời, chủ nhà sẽ lắc một bình nước sau khi cầu mong cho bạn có chuyến đi thượng lộ và bình an.
Ẩm Thực
Ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ có từ giữa thập niên 1400, lúc khởi đầu của Ottoman. Salad sữa chua, cá ngâm dầu ô liu, và những loại rau nhồi và bao trở thành sản phẩm chủ yếu của Thổ Nhĩ Kỳ. Đế quốc cuối cùng có diện tích trải rộng từ Áo đến Bắc Phi, sử dụng những đạo lộ và thủy lộ của mình để nhập khẩu các nguyên liệu ngoại lai từ khắp nơi trên thế giới. Từ khi Đế quốc bị sụp đổ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và nước Cộng hòa Thổ Nhì Kỳ được hình thành, nhưng thực phẩm ngoại quốc như xốt hollandaise Pháp và thực phẩm ăn nhanh của phương Tây trở thành đồ ăn quen thuộc của người Thổ Nhĩ Kỳ.
Món ăn truyền thống Doner Kebap (bánh mì kẹp thịt nướng xoay) của người Thổ Nhĩ Kỳ có sức lan toản trên khắp thế giới và rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Nhưng món gắn liền với họ là kẹo dẻo Lokum món quà thay cho những lời chúc ngọt ngào nhất. Ngoài ra mật ong gỗ thông Marmaris, bánh Baklava, , bánh ngọt hạt dẻ Bursa…cũng là những món ăn rất tuyệt vời.
Người Thổ Nhĩ Kỳ có thói quen ăn nhiều rau củ quả vào buổi sáng . Trong bữa đầu tiên của ngày, chúng ta sẽ thấy các món như cà chua, dưa chuột, olive ngâm, cùng với trứng, pho mát ăn kèm bánh mì và trên bàn ăn của người Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn phải có một tách nhỏ trà cay.
Tôn Giáo
Thổ Nhĩ Kỳ là nước cộng hòa dân chủ, theo hiến pháp pháp phi tôn giáo. Trên danh nghĩa có tới 99% dân số tại quốc gia này theo Đạo Hồi, thuộc phái Hồi giáo Sunni. Có khoảng 15-20% dân số là người Hồi giáo Alevi, có một số tôn giáo thiểu số khác như Twelver Shi’a, Kitô (chiếm 1%).
Cộng đồng người Do Thái tại Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 26.000 người, có trụ sở tại Istanbul. Người Do Thái là một những cộng đồng lớn mạnh nhất bên ngoài Israel.
Do những đặc điểm riêng về địa lý tự nhiên, lịch sử dân tộc và lịch sử truyền giáo, dân cư, văn hóa,… Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ mang sắc thái riêng- một Hồi giáo cởi mở, không rơi vào trạng thái khép kín, cực đoan, bảo thủ. Có lẽ đây là yếu tố tôn giáo hỗ trợ cho sự phát triển của Thổ Nhĩ Kỳ, nếu không, chí ít cũng không cản trở cho sự phát triển. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hồi giáo có vai trò rất lớn trong đời sống chính trị và xã hội. Chính Hồi giáo là nhân tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự ổn định và phát triển của đất nước này.
Giáo Dục
Giáo dục là bắt buộc và không mất tiền từ 7 đến 15 tuổi. Có khoảng 820 viện giáo dục bậc cao gồm các trường đại học, với tổng số sinh viên khoảng hơn 1 triệu người. 15 trường đại học chính nằm ở Istanbul và Ankara. Giáo dục cấp ba (đại học và cao đẳng) thuộc trách nhiệm của Ủy ban Giáo dục Cấp cao, và được chính phủ cấp ngân sách.
Từ năm 1998 các trường đại học được trao quyền tự chủ rộng lớn hơn và được khuyến khích tìm kiếm thêm ngân quỹ từ bên ngoài thông qua hoạt động hợp tác với các ngành công nghiệp.
Có khoảng 85 trường Đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có hai kiểu trường chính, trường nhà nước và tư thục. Các trường đại học nhà nước lấy học phí rất thấp còn trường tư có mức học phí rất đắt đỏ, có thể lên tới $15 000 hay thậm chí còn cao hơn. Tổng năng lực các trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ là 300.000. Một số trường có mức tiêu chuẩn cao sánh ngang với các trường tốt nhất trên thế giới, trong khi đó những trường khác chỉ đạt mức trung bình vì thiếu ngân sách hoạt động.
Tuy nhiên, các sinh viên đại học là một thiểu số được ưu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các trường cung cấp các khóa đào tạo từ 2 đến 4 năm cho các sinh viên mới nhập trường. Đối với các sinh viên đã ra trường, thông thường họ đi học thêm hai năm nữa, theo kiểu thường thấy trên thế giới.







Đương đơn chính phải trên 18 tuổi

Nhà đầu tư mua 1 hoặc nhiều bất động sản tại Thổ Nhĩ Kỳ có giá trị từ $400.000 và duy trì tối thiểu 3 năm

Thỏa điều kiện về lý lịch an ninh và sức khỏe

Visa E-2 là visa đầu tư được cấp cho công dân của những quốc gia có ký Hiệp ước thương mại và hàng hải với Hoa Kỳ, cho phép thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp trong lãnh thổ nước Mỹ. Theo đó, công dân Thổ Nhĩ Kỳ và vợ/chồng, con cái phụ thuộc dưới 21 tuổi được phép kinh doanh và sinh sống tại Hoa Kỳ theo diện Visa đầu tư E-2.
Điều kiện đầu tư
- Mức đầu tư khuyến khích từ 150.000 USD
- Nhà đầu tư có thể lập doanh nghiệp mới sở hữu 100% vốn hoặc góp vốn tối thiểu 50% vào doanh nghiệp đang hoạt động tại Mỹ. Khi được cấp thị thực, gia đình nhà đầu tư có thể đến Mỹ sinh sống và làm việc để điều hành khoản đầu tư của mình
Lợi Thế E2
- Thời gian xét duyệt hồ sơ chỉ khoảng 6 tháng
- Con cái được học trong nền giáo dục đẳng cấp của nước Mỹ hoàn toàn miễn phí tới lớp 12 và đủ tiêu chuẩn để hưởng chính sách học phí đại học như một công dân Mỹ (chỉ bằng 1/3 so với học phí du học sinh)
- Hệ thống y tế – chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội thuộc hàng tốt nhất trên thế giớiVisa 5 năm và không giới hạn số lần gia hạn
- Nhà đầu tư sở hữu thị thực E-2 có thể nộp hồ sơ định cư Mỹ theo diện EB-5 hoặc EB-1C nếu đáp ứng các điều kiện đầu tư