ĐIỀU KIỆN THƯỜNG TRÚ NHÂN ÚC – HỆ THỐNG ĐIỂM GSM
Điều kiện thường trú nhân Úc sẽ được đánh giá dựa trên hệ thống điểm GSM. Đây là hệ thống các tiêu chí tất cả chương trình định cư. Nếu bạn và gia đình vẫn chưa tìm được hướng đầu tư định cư thích hợp, thì có thể tham khảo điều kiện thường trú nhân Úc qua các điều kiện từ GSM nhé.
1. Điều kiện thường trú nhân Úc và đánh giá của hệ thống GSM
Hệ thống tính điểm GSM là hệ thống dùng để đánh giá ứng viên có đủ điều kiện thường trú nhân Úc hay không.
Có nhiều khía cạnh để tính trong thang điểm này, bao gồm tính điểm dựa trên độ tuổi, trình độ tiếng Anh, kinh nghiệm làm việc hoặc trình độ học vấn….
Cũng có khi người xin PR không nhất thiết phải đạt điểm đủ ở mọi khía cạnh, vì điều này còn tùy vào diện định cư mà ứng viên muốn hướng đến.
Ví dụ, ứng viên muốn định cư diện tay nghề thì sẽ yêu cầu đạt nhiều điểm về kinh nghiệm làm việc hoặc các nhà đầu tư thì thường sẽ không bị yêu cầu đạt điểm về khả năng ngoại ngữ…
Mức điểm tối đa mà bạn có thể đạt được theo mỗi khía cạnh sau
- Độ tuổi từ 25 đến 32: 30 điểm
- Trình độ tiếng Anh đạt IELTS 8.0: 20 điểm
- Có kinh nghiệm làm việc ngoài Úc từ 8 – 10 năm: 15 điểm
- Kinh nghiệm làm việc tại Úc 8 – 10 năm: 20 điểm
- Bằng cấp cao như bằng Tiến sĩ ngoài nước Úc: 20 điểm
- Kỹ năng hoặc trình độ cao như Tiến sĩ, Thạc sĩ nghiên cứu,…: 10 điểm
- Đang học tập tại một khu vực ở Úc: 5 điểm
- Được cộng đồng công nhận: 5 điểm
- Trong chương trình Professional Year: 5 điểm
- Được nhà nước tài trợ Visa 190: 5 điểm
- Vợ/chồng đi kèm đạt đủ điều kiện tuổi tác, kỹ năng, ngoại ngữ: 10 điểm
- Vợ/chồng đi kèm thành thạo tiếng Anh: 5 điểm
- Người không có vợ/chồng là công dân Úc hoặc có PR Úc: 10 điểm
- Bảo lãnh thân nhân – visa 491: 15 điểm
2.Cách tăng cơ hội điều kiện thường trú nhân Úc
Để đạt điều kiện thành thường trú nhân Úc thường sẽ không quá khó khi nhà đầu tư có sự tư vấn của những đơn vị chuyên nghiệp, họ cũng sẽ giúp bạn chọn chương trình đầu tư phù hợp nhất.
Tuy nhiên, bạn cũng cần biết và nắm chút thông tin tham khảo, cách tính điểm bản thân có đảm bảo đạt đủ 65 điểm để xin PR thành công.
Đây là một số cách giúp tăng điểm GSM và cơ hội trở thành Thường trú nhân Úc
- Bạn cần để ý thời gian và lập hồ sơ càng sớm càng tốt. Độ tuổi lý tưởng nhất để xin PR là từ 25 – 39 tuổi.
- Bạn là du học sinh tại Úc, có thể làm việc toàn thời gian ít nhất 12 tháng liên sẽ có thêm 5 điểm.
- Khi trở thành dịch giả được công nhận, điều này giúp bạn có thêm 5 điểm. Điều cần làm là đăng ký các khoá học và kỳ thi của NAATI. Đây là Cơ quan Công nhận Phiên dịch viên và Biên dịch viên tại Úc. Tuy nhiêu cách này yêu cầu bạn phải có khả năng, trình độ ngoại ngữ cực tốt.
- Có thể đầu tư cho các kỳ thi kiểm tra tiếng Anh để nhận thêm điểm cho bản thân.
- Ứng viên có thể tìm công việc từ các công ty Úc vì sẽ đem đến cơ hội định cư diện tay nghề cho bạn.
3. Trường hợp không đủ điều kiện thường trú nhân Úc
Ứng viên cần đảm bảo bản thân không thuộc những trường hợp không được phép xin PR Úc. Mỗi quốc gia đều có những quy định khác nhau cho đối tượng xin Thường trú nhân. Nhìn chung thì hầu hết các nước đều không cho phép người có tiền án tiền sự, sức khỏe không đảm bảo để định cư.
Lý do duy nhất là bởi những đối tượng đó có thể gây hại, ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng Úc hoặc nếu sức khỏe không đảm bảo có thể thành gánh nặng của xã hội tại các quốc gia này.
Một số trường hợp không được cấp PR Úc hoặc tỷ lệ thành công thấp
- Nếu trước đây từng vi phạm thị thực, ứng viên có thể bị từ chối xin PR. Với Chính phủ họ không hề đánh giá cao những hồ sơ như thế này vì các đối tượng này có nguy cơ lạm dụng đặc quyền Thường trú nhân Úc.
- Người có tiền án tiền sự phạm tội, quấy rối hay gây tai nạn giao thông sẽ rất khó xin PR. Dù tiền sử phạm tội đã được xóa hay chưa thì Sở Di trú vẫn sẽ xem xét lại.
- Đối tượng truy nã của Interpol chắc chắn càng không đủ điều kiện Thường trú nhân Úc hoặc bất kỳ quốc gia nào khác.
- Người mắc bệnh như lao phổi, viêm gan, bại liệt, ung thư, suy thận, HIV/AIDS, trí não phát triển chậm cũng không thể xin thường trú nhân cho đến khi chứng minh đã khỏi hẳn.
4. Sẽ thế nào nếu đơn xin PR Úc bị từ chối?
Không có gì là hoàn toàn thành công, đơn xin PR của bạn cũng có thể bị từ chối trong một số trường hợp. Nhưng bạn có thể giảm tỷ lệ thất bại bằng cách tìm đến VIC & PARTNERS, trung tâm tư vấn di trú đầy kinh nghiệm.
Nhà đầu tư còn có thể làm đơn kháng cáo gửi Tòa phúc thẩm hành chính Úc (AAT), tại đây, họ sẽ đánh giá,xem xét lại hồ sơ và cung cấp lý do bạn bị từ chối. Sau 6 tháng, bạn có thể nộp đơn xin PR tiếp.
Nếu nhà đầu tư vẫn còn thắc mắc về các tiêu chí, điều kiện thường trú nhân Úc, thì có thể tham khảo dịch vụ tư vấn định cư VIC & PARTNERS.
Chúng tôi sẽ giúp bạn đánh giá hồ sơ cũng như gợi ý những chương trình phù hợp, lý tưởng nhất.